Để thiết kế thành công một hệ thống chữa cháy (HTCC) nói chung và hệ thống chữa cháy FirePro Xtinguish Hochiki nói riêng, việc nắm vững tiêu chuẩn NFPA 2010 là vô cùng cần thiết. NFPA 2010 là bộ tiêu chuẩn an toàn cho việc sản xuất, thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng bảo trì HTCC cố định bằng bột Aerosol (Xem thêm tại đây). Những tiêu chí sản xuất và hướng dẫn lắp đặt HTCC FirePro Xtinguish cũng được Hochiki hết mực tuân thủ dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn NFPA 2010. 

• Xem thêm: Danh mục sản phẩm trong HTCC FirePro Xtinguish của Hochiki

thiết kế hệ thống chữa cháy FirePro Xtinguish

Ảnh 1: Khi thiết kế hệ thống chữa cháy FirePro Xtinguish Hochiki nên nắm vững tiêu chuẩn NFPA 2010.

Các yếu tố quan trọng cần lưu ý khi thiết kế hệ thống chữa cháy FirePro Xtinguish Hochiki theo tiêu chuẩn NFPA 2010

1. Loại cháy dự kiến là gì?

HTCC FirePro Xtinguish có thể sử dụng được cho 3 loại cháy như sau:

Cháy Hạng A: Cháy các vật liệu dễ cháy thông thường như: gỗ, vải, giấy, cao su, và nhiều loại nhựa.

Cháy Hạng B: Cháy chất lỏng dễ cháy như: mỡ dầu mỏ, hắc ín, xăng, dầu, sơn dầu, dung môi, sơn mài, rượu và các loại khí dễ cháy.

Cháy Hạng C: Cháy liên quan đến các thiết bị điện.

Ngoài ra, FirePro còn sử dụng tốt cho đám cháy hạng F: cháy do dầu và mỡ c犀利士
ủa động vật hay thực vật trong các thiết bị nấu nướng.

Lưu ý: Khi thiết kế cần ghi nhớ, FirePro KHÔNG THỂ sử dụng cho đám cháy hạng D: cháy do các vật liệu dễ cháy bằng kim loại gây ra (những mảnh vụn chứa nguồn nhiệt).

2. Tổng thể tích của căn phòng là bao nhiêu?

Thông tin này rất cần thiết để tính toán chính xác lượng chất chữa cháy cần dùng cho không gian cần được bảo vệ.

Ví dụ: Bình FirePro Xtinguish FNX-20S có lượng chất chữa cháy là 20g phù hợp với không gian có thể tích tối đa là 0.18 m3. Còn không gian có thể tích tối đa là 1.83m3 lại thích hợp sử dụng bình FNX-200S với 200g lượng chất chữa cháy.

tính toán thể tích không gian khi thiết kế hệ thống FirePro

Ảnh 2: Cần tính toán tổng thể tích của không gian cần bảo vệ để lên phương án thiết kế phù hợp.

3. Yếu tố thông gió trong không gian

FirePro Xtinguish sử dụng ứng dụng ngập tràn. Vì thế không gian cần bảo vệ phải có khả năng chứa và giữ lượng hơi phun ra từ chất chữa cháy.

Khi thiết kế hệ thống chữa cháy, phải tính toán vị trí và đặc điểm của cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông hơi và các khe hở. Các yếu tố thông gió này đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống chữa cháy.

Khu vực cần bảo vệ phải có cấu trúc vững chắc và toàn vẹn để ngăn chặn sự di chuyển của chất chữa cháy qua hệ thống thông gió sang các khu vực khác. Biện pháp hiệu quả nhất là các khe hở cần được bịt kín vĩnh viễn hoặc trang bị cửa đóng mở tự động trong khu vực cần bảo vệ.

4. Đặc điểm của không gian cần bảo vệ (chiều cao, nội thất, các vật cản…)

Đơn vị thiết kế hệ thống chữa cháy FirePro Xtinguish cần tính toán tất cả đặc điểm hình học và đặc điểm nội thất của không gian cần bảo vệ. Lý do là vì tất cả yếu tố này đều ảnh hưởng đến sự phân phối của lượng hơi phun từ chất chữa cháy. Mục đích của việc tính toán này là để trải đều hơi phun ra trong toàn không gian cần bảo vệ.

Nếu trong phòng có các vật cản như tủ, giá sách… thì KHÔNG ĐƯỢC đặt bình chữa cháy ở phía trên các vật cản đó. Các vật cản sẽ chặn lại hơi phun từ chất chữa cháy, do đó, không thể dập cháy hiệu quả. Cần đặt bình chữa cháy ở vị trí mà các dòng phun không bị chặn lại.

khi thiết kế FirePro cần tính toán vật cản

Ảnh 3: Không đặt bình chữa cháy FirePro Xtinguish phía trên nơi có vật cản.

5. Khoảng cách an toàn tối thiểu

Tiêu chuẩn NFPA 2010 đã quy định rõ ràng về khoảng cách an toàn tối thiểu khi thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống chữa cháy. Tài liệu hướng dẫn sử dụng của FirePro Xtinguish cũng tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn này. Vì vậy, khi thiết kế hệ thống chữa cháy FirePro Xtinguish, KHÔNG NÊN đặt các thiết bị chữa cháy tại những nơi không đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu như trong tiêu chuẩn NFPA 2010.

* Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các lỗ phun hơi của thiết bị và người làm việc trong khu vực phải dựa trên nhiệt độ xả chất chữa cháy, không quá 75°C (167°F).

* Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các lỗ phun hơi của thiết bị và vật liệu dễ cháy phải dựa trên nhiệt độ xả chất chữa cháy, không quá 200°C (392°F).

(Khoảng cách an toàn tối thiểu này là khác nhau với mỗi kích cỡ bình chữa cháy FirePro và đã được ghi trong tài liệu hướng dẫn của Hochiki)

6. Công thức tính dung lượng hơi chữa cháy cần thiết

Đây là một công cụ tính toán đắc lực khi thiết kế hệ thống chữa cháy FirePro Xtinguish. Công thức này đã được quy định rõ trong tiêu chuẩn NFPA 2010.

m = V x Da x Fa

m = khối lượng phun chữa cháy tổng [g (lb)]

Da = nồng độ dập tắt theo thiết kế [g/m3 (lb/ft3)]

 Fa = yếu tố thiết kế bổ sung. Đây là lượng tác nhân bổ sung cần tính toán thêm để bù đắp cho bất kỳ điều kiện đặc biệt nào làm ảnh hưởng đến hiệu suất phun.

 V = thể tích được bảo vệ [m3 (ft3)]

7. Chi phí lắp đặt, bảo trì

Tùy theo đặc điểm của khu vực cần bảo vệ mà người thiết kế có thể đưa ra một hoặc một số giải pháp an toàn khác nhau. Do vậy, cách lắp đặt, chi phí và kế hoạch bảo trì có thể là những yếu tố quyết định cuối cùng của phương án thiết kế.

 

Trên đây là 7 yếu tố quan trọng khi thiết kế hệ thống chữa cháy FirePro Xtinguish. Nếu cần tư vấn, Quý khách có thể liên hệ ngay với Công ty TNHH Thương Mại Bình An để được cung cấp giải pháp an ninh toàn diện nhất. Xin trân trọng cảm ơn!

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Thương Mại Bình An

Trụ sở: Số 8 Ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội

Kinh Doanh 1: 0913253871 (Mr Hải – Tư vấn toàn hệ thống chữa cháy)

Kinh Doanh 2: 0981521515 (Hệ thống chữa cháy FirePro)

Điện thoại: 0243 7164729

Website: http://binhan.vn

Nguồn: Tài liệu đào tạo về hệ thống FirePro Xtinguish của công ty Hochiki


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *